Theo các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng là một trong những ưu tiên cốt lõi để tạo đà tăng trưởng kinh tế. Ngay cả trong giai đoạn cả nước đang chống dịch Covid-19 thì Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng về Logistics.

Ưu tiên phát triển hạ tầng để hồi phục nền kinh tế

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp tới kinh tế Việt Nam, gây ảnh hưởng đến GDP và sức cung – cầu của hàng loạt ngành nghề. Trước tình hình này, Chính phủ đã thực hiện những chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Trong đó, việc phát triển hạ tầng là giải pháp quan trọng giúp kéo giảm chi phí logistics, từ đó tạo sức bật cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt thời gian tới.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc đẩy nhanh hơn các dự án hạ tầng như đầu tư cao tốc, sửa chữa sân bay, đầu tư cảng hàng không mới vừa kích cầu, đóng góp cho tăng trưởng trong ngắn hạn, bù đắp các ngành khác ảm đạm, vừa có thể khơi thông nguồn lực, tạo đà cho phát triển trong dài hạn. Từ đó, ngành Logistics Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi sau khi đại dịch này qua đi.

Theo Niên giám thống kê vận tải và logistics Việt Nam, tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam là 630.564km nhưng tổng chiều dài các đường cao tốc đang vận hành lại chưa đến 2.000km.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công xây dựng sân bay Long Thành được dự kiến là điểm trung chuyển vận tải hàng không trong khu vực. Các trung tâm logistics cũng phát triển nhanh, đặc biệt tại các khu có công nghiệp phát triển như Hải Phòng, Bắc Ninh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Các trung tâm không chỉ phát triển về số lượng, mà diện tích, quy mô hay các trang thiết bị, trình độ quản trị cũng từng bước được nâng cao.

Diện mạo tam giác Logistics phía Nam ngày một rõ nét

Là đầu tàu kinh tế cả nước, các tỉnh khu vực miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ về Logistics, đặc biệt là ở khu vực Đồng Nai. Khảo sát cho thấy hiện có hàng chục công trình hạ tầng lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Long Thành sẽ tạo bước đệm cho ngành Logistics phía Nam bứt phá:

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã hoàn tất và thông xe từ năm 2015, có tổng chiều dài 55km, trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 40km.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *